Thứ Năm, 17 tháng 5, 2018

Bạn nên làm gì để tránh tổn thương khi bị phê bình?

Trên đời này không ai là hoàn hảo cả, ai cũng có thể mắc sai lầm và bị người khác phê bình, chỉ trách. Nhưng không phải ai cũng có cách làm đúng đắn để tránh những tổn thường không đáng ấy.


1. Phân biệt giữa lời phê bình mang tính xây dựng và lời phê bình có ý đả kích

Đây là điều đầu tiên mà bạn cần làm khi nhận được lời phê bình từ người khác. Bạn phải biết lời phê bình đó là những lời góp ý tích cực hay chỉ là những lời có ý đả kích, châm chọc.

Bạn cũng cần biết động cơ của người đưa ra những lời phê bình đó, họ muốn tốt cho bạn, muốn bạn cải thiện những hiểu biết và năng lực của mình hay muốn 'vùi dập' bạn.

Hãy tỉnh táo để đánh giá những lời phê bình đó có quan trọng và ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn hay không.

Hãy bình tâm đối phó hoặc bỏ qua những lời phê bình khiến bạn thêm tổn thương, thiếu tự tin vào bản thân.

2. Chấp nhận rằng bản thân không hoàn hảo

Cách tốt nhất để ứng phó với những lời phê bình là chấp nhận sai lầm của bản thân.

Nếu nhận được một lời phê bình mà bạn cứ khăng khăng rằng mình không sai, điều đó sẽ trở thành một sự ám ảnh tâm lý cho bạn về sau này.

Không ai trên đời hoàn hảo cả, nên hãy chấp nhận rằng bản thân mình không hoàn hảo, cũng có những thiếu sót, khiếm khuyết nhất định.

Nếu không nhận ra những khuyết điểm của bản thân, bạn sẽ không bao giờ có thể tiến bộ và tránh khỏi những lời chỉ trích quanh mình.

Hãy liệt kê ra những điểm yếu của bản thân mà bạn thấy rằng mình cần khắc phục để dần cải thiện và trở nên tốt hơn.


3. Ngừng bào chữa cho bản thân


Tìm những lời bào chữa cho hành động, suy nghĩ hay sai lầm của mình là một phản ứng tự nhiên của con người khi bị người khác phê bình.

Hãy ngừng bào chữa và cho rằng người khác đang nghĩ sai về bạn, nhất là khi bản thân bạn hiểu những lời họ nói là hoàn toàn chính xác.

Bạn cần lắng nghe ý kiến của người khác, phân tích những điều đúng và sai trong những lời nói đó rồi mới có thể đưa ra những biện luận 'hợp tình hợp lý' để bảo vệ bản thân.

4. Biết ơn những lời phê bình mang tính xây dựng

Nếu bạn nhận được những lời phê bình thân thiện, có ý giúp đỡ và chân thành thì hãy cảm ơn người đã phê bình bạn.

Việc cảm ơn này giống như một dấu hiệu của sự trưởng thành, rằng bạn biết chấp nhận khuyết điểm và có mong muốn khắc phục.

5. Hãy nhớ những lời phê bình tích cực



Nếu muốn thành công trong một lĩnh vực nào đó, bạn phải biết đối diện với những sai lầm của mình và tìm cách khắc phục.

Khi có người chỉ ra cho bạn những khuyết điểm của bản thân, hãy luôn ghi nhớ chúng như một lời nhắc nhở sửa đổi, tạo động lực cải thiện bản thân và trau dồi khả năng của mình ngày càng tốt hơn.

Đồng thời, hãy loại bỏ những lời phê bình tiêu cực, những câu châm chọc khiến tâm trạng của bạn trở nên tồi tệ vì chúng sẽ chẳng giúp ích gì cho bạn trong cuộc sống mà chỉ khiến bạn thêm thiếu tự tin vào bản thân.

- -Trích báo mới --
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: